Powered By Blogger
TẠI SAO ĐẢNG CSVN PHẢI GHI NHẬN CUỘC KHỞI NGHĨA YÊN BÁY 10.2.1930 VÀ TÔN VINH CÁC ANH HÙNG DÂN TỘC CỦA
 VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG ?
Vào đầu thế kỷ 20 một chính đảng quốc gia, có tên là Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) được thành lập vào ngày chúa cứu thế ra đời 25.12.1927. Lần đầu tiên một cuộc cách mạng dân tộc long trời lở đất được thực hiện tại các tỉnh thành lớn chung quanh Hà Nội - hoàn toàn dựa vào chính lực của Việt tộc do các nghĩa sĩ của VNQDĐ thực hiện, cuộc cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân Pháp bằng vũ lực mà nguồn vũ khí tự sản xuất hoặc lấy được từ các trại binh của thực dân Pháp. VNQDĐ đã khởi động cuộc cách mạng dân chủ không chỉ riêng cho VN mà cho toàn Đông Dương ( Việt-Miên-Lào) và công cuộc cứu quốc hoàn toàn dựa vào chính đôi bàn chân của mình. Đây là cuộc cách mạng tính chính nghĩa đã làm kẻ thù thực dân phải khiếp phục tinh thần quật cường của các sĩ phu VNQDĐ. Cuộc cách mạng này cũng đã làm đảng cộng sản VN phải kính nể và miễn cưỡng ghi vào sử để các di sản hồ chí minh học hỏi về những hào khí ngất trời của 13 anh hùng dân tộc VNQDĐ đã tuẩn quốc dưới máy chém của thực dân ngày 19.6.1930 tại pháp trường Yên Báy.
NGUỒN VŨ KHÍ TỰ TÚC
Các đảng viên VNQDĐ thuộc Tỉnh Đảng bộ tỉnh Bắc Giang như Lương Văn Trạm, Phạm Công Tạo, Trần Ngọc Liên, Vũ Văn Dương, Đỗ Đức Hoạt, Cả Cai, Khóa Yễn...đã âm thầm chế bom để chuẩn bị cho ngày khởi nghĩa. Số bom được các đảng viên chế tạo khá nhiều, tuy nhiên cũng bị bọn mật thám Pháp khám phá và tịch thu: 
- Ngày 20 tháng 11, thực dân khám phá được 130 trái bom chôn dấu tại làng Phao Tân.
- Ngày 23 tháng 12.1929, khám phá được 150 trái bom tại làng Nội Viên.
- Ngày 26 tháng 12.1929, khám phá được 250 trái bom ở Thái Hà Ấp.
- Ngày mồng 10 tháng Giêng năm 1930, khám phá được nhiều chum sành chứa truyền đơn cách mạng ở Lục Nam (Bắc Giang), kêu gọi dân chúng và binh sĩ cùng đứng lên làm cuộc cách mạng giải phóng.

Vì bắt được số truyền đơn này, nên sở mật thám Pháp đã luôn đặt trong tình trạng báo động và có biện pháp đề phòng để chống lại một cuộc bạo động tự phát có thể xảy ra của nhân dân VN! Đánh hơi được sự nổi dậy này nên bọn thực dân Pháp đã canh phòng một cách nghiêm ngặt và khẩn cấp.
Đến ngày 20 tháng giêng 1930, chính quyền thực dân lại khám phá bắt được xưởng chế tạo đao, kiếm và tiếp tục những ngày sau còn khám phá được nhiều trái bom được chế tạo tại nhà Tổng Hội ở làng Kha Lâm (Kiến An) và các làng khác.
Từ những vụ khám phá trên thực dân Pháp mới tìm hiểu cách chế tạo bom của VNQDĐ và theo tờ báo “Volonté Indochinois” ở Hà Nội tiết lộ: “ Đó là những trái bom do mấy người lính An Nam qua Pháp hồi trước đã từng ra chiến trận, và đã từng làm việc trong các kho thuốc súng, nay về nước bắt chước mà làm, vì xét những trái bom giống như đạn hạt lựu (grenade) dùng trong các cuộc chiến giửa Đức và Pháp trước khi thế chiến thứ hai xảy ra”. Những người lính Anam theo báo Pháp tiết lộ, chính là những cựu quân nhân gốc Việt từng đi lính cho Pháp và đã tham gia trong cuộc chiến ở Âu Châu, sau đó giải ngũ trở về nước và tham gia trong hàng ngũ VNQDĐ.
Theo sử VNQDĐ thì những trái bom mà chính quyền thực dân đã khám phá và tịch thu được, là do một số đảng viên của VNQDĐ làm ra, mà đồng chí Trịnh Văn Yên là người thông thạo và đóng vai trò chính yếu trong việc chế tạo ra các loại bom dùng trong cuộc tổng khởi nghĩa ngày 10.2.1930.
Tóm lại, từ cuối tháng 10 năm 1929 đến tháng Giêng năm 1930, chính quyền thực dân đã khám phá được trước sau là 70 nơi chứa bom, đao, kiếm, truyền đơn, cờ quân phục… của VNQDĐ.
TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ DÂN CHỦ
Ngoài ra, trong cuộc khởi nghĩa của VNQDĐ đã để lại trong quá khứ của lịch sử nhiều điều đáng để chúng ta đi sâu vào phân tích và nghiện cứu, nhất là vai trò lãnh tụ của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học (NTH), sự nghiệp dang dở mà ông để lại tuy ngắn ngủi nhưng đã tạo lên dấu son trong lịch sử dân tộc. Cần nhìn nhận rằng khi ấy với trình độ dân trí còn thấp, lại sống trong một môi trường thực dân phong kiến, các tư tưởng tiến bộ bị bưng bít phong toả trong tăm tối. Nhưng vượt lên trên tất cả là chí khí yêu nước của một thanh niên mới 25 tuổi, lãnh tụ NTH đã có tư tưởng yêu nước rất sớm, từ một sinh viên trường cao đẳng thương mại do Pháp bảo hộ, ông đã cùng với các đồng chí của mình thành lập VNQDĐ, tổ chức chính trị có tư tưởng dân chủ sớm nhất và lãnh tụ trẻ nhất trong lịch sử. Tư tưởng cách mạng của ông cho đến ngày nay vẫn còn giá trị, nhất là cách thức tổ chức cũng như cơ cấu hệ thống tổ chức của VNQDĐ khi đó đã tỏ ra có nguyên tắc dân chủ.
Những nhà sáng lập VNQDĐ do lãnh tụ NTH khởi xướng đã lập nên tổ chức chính trị VNQDĐ theo đúng nguyên tắc của một tổ chức cách mạng dân chủ. Từ việc tổ chức đại hội đảng gồm những đại biểu tham dự được lựa chọn từ cơ sở cho tới diễn biến và cách thức tổ chức đại hội, đã cho ta thấy ý thức tôn trọng nguyên tắc dân chủ của những nhà cách mạng VN khi đó đã được hình thành rất sớm.
Cương lĩnh và tôn chỉ cũng như nhiệm vụ đề ra sau đại hội đã cho ta thấy trình độ chính trị khi đó rất cao, phù hợp và đáp ứng với lòng mong mỏi của các tầng lớp trung lưu như: sĩ phu, trí thức, tiểu thương địa chủ thời ấy. Vì vậy, như một làn gió mới, nó được các tầng lớp trên đón nhận và phát triển một cách nhanh chóng. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có hàng ngàn người xin gia nhập tổ chức VNQDĐ. Một điểm đáng lưu ý nữa là việc lãnh tụ NTH đã biết liên minh liên kết với các tổ chức cách mạng khác, nhằm tạo lên sức mạnh tổng hợp, kết hợp hoạt động đấu tranh chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc Việt Nam.
Một cuộc cách mạng mà vị trí lãnh đạo không phải là một là một lãnh tụ nổi bật với đức cao vọng trọng, hoặc một thiên tài về quân sự hay người có uy tín trong giới trí thức và quần chúng vào thời ấy. Các nhân vật lãnh đạo của VNQDĐ không hề đánh cho Liên Xô , Trung Hoa hay một đế quốc nào khác mà chỉ nhận lệnh giải phóng dân tộc và đất nước VN trực tiếp từ hồn thiêng sông núi từ tiếng kêu xé lòng của mẹ VN.,đây là điều mà đảng csVN cho tới giờ này không bao giờ làm được. Sự hy sinh của các anh hùng VNQDĐ đã là một tấm gương chính nghĩa sáng ngời cho mọi cuộc cách mạng dân tộc của người Việt tự do trong tương lai.
Các bài liên kết:
1.87 NĂM KỶ NIỆM NGÀY ĐAU THƯƠNG CỦA DÂN TỘC (17.6.1930-17.6.2017)
2.CUỘC ĐỜI TÌNH ÁI CỦA CÔ GIANG VÀ NGUYỄN THÁI HỌC
3.HAI CUỘC TỔNG TẤN CÔNG MANG HAI Ý NGHĨA - CỘNG SẢN, NHỮNG KẺ CHƠI BÀI LẬN (II)
4.ANH HÙNG DÂN TỘC PHÓ ĐỨC CHÍNH 
5.NGUYỄN KHẮC NHU MỘT KẺ SĨ ĐẦY TIẾT THÁO ĐẤU THẾ KỶ 20
6.KỶ NIỆM MÙA XUÂN DÂN TỘC MỒNG 2 TẾT CANH NGỌ 1930
7.HÀO KHÍ NHỮNG ANH HÙNG YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỶ 20
8.HAI CUỘC TỔNG TẤN CÔNGMANG HAI Ý NGHĨA

Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập VNQDĐ

25.12.1927-25.12.2017, Nguyen Thi Hong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét