Powered By Blogger
NGUỒN GỐC CỦA BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY, BÁNH TÉT
(Sử gia Trung Hoa xuyển tạc về cách trồng và 
canh tác cây lúa nước của người Việt cổ)

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh giầy (dầy) của Việt Nam.
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6
Nguyên liệu để gói Bánh chưng hay bánh tét là nếp. Đây là loại gạo có tính rất dẻo, mùi đặc biệt thơm lừng thường dùng để nấu xôi, nấu chè, làm bánh chưng, bành tét, bánh ú... ít được nấu vào các bữa ăn chính, bởi tính dẻo của gạo thường khiến chúng ta ăn nhanh ngán.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA BÁNH CHƯNG - BÁNH TÉT
Bánh tét mang hương vị đặc trưng và rất hấp dẫn. Mỗi loại bánh tét sẽ có mùi vị khác nhau, nhưng nhìn chung thì nguyên liệu cơ bản phải có là nếp, dừa, đậu,….hoặc tùy theo loại nhân bánh mà có thêm thịt, trứng, chuối, tôm khô lạp xưởng…..
Thành phần dinh dưỡng (Tính theo 100g bánh nhân đậu xanh): Nước 0.52 g, Năng lượng 35 kcal.
Protein 0.74 g, Chất béo tổng cộng 0.25 g, Tro 0.15 g, Carbohydrate 7.34 g, Ca 1 mg, Fe 0.13 mg, Mg 12 mg, P 32 mg, K 26 mg, Na 29 mg, Zn 0.27 mg, Cu 0.04 mg, Mn 0.336 mg, Se 2.2 mcg
Thiamin (Vitamin B8) 0.005 mg, Riboflavin 0.014 mg, Niacin 0.702 mg, Pantothenic acid 0.09 mg, Vitamin B6 0.013 mg, Folate tổng cộng 2 mcg, Vitamin K 0.2 mcg, Acid béo bão hòa 0.051 g, Acid béo đơn phân tử chưa bão hòa 0.093 g, Acid béo đa phân tử chưa bão hòa 0.089 g, Tryptophan 0.009 g, Threonine 0.026 g, Isoleucine 0.031 g, Leucine 0.06 g, Lysine 0.028 g, Methionine 0.016 g, Cystine 0.008 g,Tyrosine 0.027 g, Valine 0.042 g, Arginine 0.055 g, Histidine0.018 g, Alanine 0.042 g, Aspartic acid 0.068 g,Glutamic acid 0.149 g, Glycine 0.036 g, Proline 0.034 g, Serine 0.038 g. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều nếp sẽ khiến ra nóng người, khó tiêu và dễ bị mụn.

TRUYỀN THUYẾT VỀ BÁNH CHƯNG
Truyền thuyết của người Việt có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến thời đại của các Vua Hùng được truyền lại trong dân gian đến nay. Đó là chuyện Vua Hùng kén rể, chuyện nàng công chúa Tiên Dung với chàng trai nghèo Chử Đồng Tử, và sự tích bánh chưng, bánh dày gắn với tích Hùng Vương chọn người truyền ngôi báu... Nhưng cùng với những truyền thuyết đó, là những trang sử được ghi lại: "Thời Trang Vương nhà Chu năm 692-682 TCN, ở bộ Gia Ninh có một người thu phục được các bộ lạc chung quanh, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, truyền được 18 đời , gọi là Hùng Vương." (Đại Việt sử lược). Trong Đại Nam nhất thống chí - Quốc sử quán triều Nguyễn cũng thấy chép rằng, Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, nay là huyện Bạch Hạc.
Qua những công trình nghiên cứu khảo cổ học đã chứng minh rằng, từ ngàn năm trước, dải đất từ Việt Trì đến Đền Hùng và một số địa danh phụ cận là đất phát tích của người Việt Nam. Nơi đây đã ra đời một kinh đô đầu tiên, Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và Đền Hùng là nơi thờ tự 18 đời Vua Hùng theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Mỗi địa danh trên đất Phú Thọ, đặc biệt là dải đất từ Việt Trì đến Đền Hùng đều có tên gọi gắn liền với một tích cổ thời Hùng Vương. Phú Thọ - chính là cơ sở bảo tồn văn hóa làng xã và di sản văn hóa dân tộc như bánh chưng bánh giầy . Phú Thọ còn mang những sắc thái văn hóa cổ đặc sắc với nét văn hóa gốc của người Việt cổ..https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%81n_H%C3%B9ng
Tương truyền Vua Hùng Vương thứ 6 (vua cha của Hoàng Tử Lang Liêu) nhân ngày lễ Tiên vương truyền rằng: người con nào dâng lễ vật được vua ưng ý thì sẽ truyền lại ngôi báu cho. Thế rồi các hoàng tử thi nhau tìm kiếm mọi của ngon vật lạ trên rừng dưới biển để dâng lên, vua cha đều dửng dưng mà chỉ thích thú với chiếc bánh chưng bánh giầy của vợ chồng hoàng tử Lang Liêu, người con út của ông dâng lên. Và ông rất cảm phục khi hiểu rõ cái ý tưởng làm bánh của Lang Liêu: một bánh tượng trưng cho Đất, và một bánh tượng trưng cho Trời. Vua liền truyền ngôi cho Lang Liêu.... Vậy thời đại Hùng Vương thứ 6 là cái mốc ra đời của bánh chưng, bánh giầy.

Bánh chưng được làm bằng nguyên liệu từ cây lúa nước, đây là bằng chứng để viết lại sử Việt về phương pháp canh tác cây lúa nước của người Việt cổ là bản sắc văn hóa Việt chứ không có nguồn gốc từ hai quan Thái Thú Tích Quang và Nhâm Diên đã cai trị VN vào thời bắc thuộc lần thứ nhất (thế kỷ II TCN đến năm 39), các sử gia Trung Hoa đã xuyên tạc lịch sử về việc hai quan Thái Thú này đã dạy cho dân Việt cách trồng cây lúa nước và phương pháp cày bừa (?!), rất tiếc một số sử gia VN vì thiếu cơ sở nghiên cứu lẩn thông tin nên đã viết sử từ những sử liệu của Trung Hoa, trong đó có nhà sử học Trần Trọng Kim (trang 38 cuốn VN Sử Lược, quyển I, của Trần Trọng Kim). Ông đã vô tình tiếp tay với các sử gia Trung Hoa về việc tôn vinh cách trồng cây lúa nước của người Việt cổ - được Tích Quang và Nhâm Diên dạy cho người Việt chúng ta. Nên nhớ thời Hùng Vương thứ VI cách xa thời Bác Thuộc lần thứ nhất trên 1500 năm.. Điều này cũng là sự khẳn định tuyệt đối: VN là chính cái nôi của cây lúa nước và người Tàu đã học cách trồng cây lúa nước từ người Việt cổ.
Các nhà khoa học như A.G. Haudricourt & Louis Hedin (1944), E. Werth (1954), H. Wissmann (1957), Carl Sauer (1952), Jacques Barrau (1965, 1974), Soldheim (1969), Chester Gorman (1970)... đã lập luận vững chắc và đưa ra những giả thuyết cho rằng vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng rất sớm của thế giới. Quê hương của cây lúa, không như nhiều người tưởng là ở Trung Hoa hay Ấn Độ, là ở vùng Đông Nam Á vì vùng này khí hậu ẩm và có điều kiện lí tưởng cho phát triển nghề trồng lúa.
Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên gần đây, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á, những nơi mà dấu ấn của cây lúa đã được ghi nhận là khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên. Còn ở Trung Hoa, bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử. Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Hoa, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch. Ngày nay, giới khoa học quốc tế, kể cả các khoa học gia hàng đầu của Trung Hoa đồng thuận cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa, tức là vùng đồng bằng của sông Hồng nơi sinh sống của người Việt cổ. Văn hóa Đông Sơn là một giai đoạn trong nền văn minh sông Hồng, kế thừa và phát triển từ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Phùng Nguyên, Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun. Văn hoá Đông Sơn có những nét độc đáo riêng đồng thời vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á và nền Văn minh lúa nước. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng làng và siêu làng.
Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình. Văn hóa Hòa Bình (12.000 - 10.000 TCN) được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30 tháng 1 năm 1932, do đề xuất của Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua.
XUẤT XỨ CỦA BÁNH TÉT
Từ những quan niệm xưa của các sử gia và các nhà nghiên cứu về các món đặc sản, thì nhiều người đã cho rằng bánh Tét của người miền Nam là một phó sản từ cái bánh chưng, vậy chúng ta đi tìm hư thực về nguồn gốc của cái bánh này. Để biết được sự thật về nguồn gốc của bánh Tét, chúng ta phải trở về mảnh đất Phú Thọ, đây không chỉ là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn hoá Lạc Việt mà còn là nơi khởi nguồn của nhiều món ăn đặc sản, hiện diện từ lâu đời trong ngày tết nguyên đán, trong đó không thể không kể đến bánh chưng. Bánh chưng, bánh giầy đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi khi Tết đến, nó thể hiện quan niệm về vũ trụ, nhân sinh của người xưa. Đây là sản phẩm được chế biến từ lúa nếp thơm, một sản phẩm tiêu biểu của nền văn minh lúa nước của ngừoi Việt cổ, có mặt từ thời Vua Hùng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, hai sản vật này gắn với câu chuyện huyền sử về lòng hiếu thảo của chàng hoàng tử Lang Liêu thời Hùng Vương thứ 6.
“Chim kêu ba tiếng ngoài sông
Mau lo lựa nếp hết đông tết về”
(Ca dao)

Hai câu ca dao trên đã nói lên được ý nghĩa việc chuẩn bị nếp để nấu bánh chưng trong những ngày cuối đông , mừng xuân mói.
Hàng năm, cứ đến ngày tết và ngày mồng 10/3 âm lịch, làng Mộ Chu Hạ (phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã bừng lên với những lễ hội về ẩm thục. Du khách khi đặt chân đến vùng đất này, người ta không khỏi ngạc nhiên về cái bánh chưng truyền thống ở nơi này. Cái bánh chưng mà người dân ở đây gói vào dịp Tết lại có hình dạng giống như cái bánh tét có tên gọi là " Bánh Chưng Dài", đó là hình thù của cái bánh tét truyền thống miền nam hay gói vào dịp đầu xuân. Có thể nói là bánh tét có nguồn gốc từ cái "bánh chưng dài" của người dân vùng Phú Thọ, Việt Trì, rồi sau đó theo dòng người di dân từ thời Trịnh Nguyễn phân Tranh đi lần vào miền nam.

Sách "Vân đại loại ngữ" của cụ Lê Quý Đôn có chép lại một câu trong sách Tàu "Cổ kim chú" như sau: "Năm Diên Quang thứ hai, đời vua An Đế (132) nhà Hán, ở quận Cửu Chân lúa tốt quá: 150 gốc lúa được những 768 bông". Quận Cửu Chân trong thời Hán thuộc tức là Thanh Hoá - Nghệ Tĩnh ngày nay. Cổ sử Trung Hoa còn có sách chép "Lúa Giao Chỉ chín hai mùa".Có nghĩa là từ hàng nghìn năm trước ông cha ta đã biết thâm canh, dùng phân bón nên lúa mới tốt như thế! Di chỉ khảo cổ nền văn hoá Đông Sơn ( cũng tức là văn minh Văn Lang) cho thấy những dụng cụ bằng đồng hình lưỡi cày, hình lưỡi liềm hái thô sơ, và những hạt gạo cháy, cả vỏ trấu. Đằng sau truyền thuyết là cái sự thật nghề nông được khuyến khích và coi trọng từ thời Văn Lang, thuở bình minh của châu thổ. Xa hơn nữa, người Việt cổ thời nguyên thuỷ đã biết trồng lúa cùng với chăn nuôi gia súc, .các chứng minh cho thấy người Việt cổ đã làm chủ sở hữu việc canh tác cây lúa nước trước người Hán, chứ không phải học việc này từ hai thái thú Tích Quang và Nhâm Diên.
Nhiều nhà nông học và khảo cổ học thế giới đã khẳng định rằng: bán đảo Đông Dương là quê hương của cây lúa nước và vùng đất của cái nôi lúa nước là Hòa Bình. Nơi đây có "lúa trời", "lúa ma" - tức là loại lúa không trồng mà mọc, và hàng trăm loại lúa do con người tạo ra: lúa sớm, lúa muộn, chiêm, mùa, nếp, tẻ, nương. Nhà bác học Lê Quý Đôn trong tác phẩm "Vân đàì loại ngữ" đã thống kê được gần 200 loại lúa khác nhau... Các Sử cũ của Trung Hoa là "Giao châu ngoại vực ký" chép: "Ruộng lạc theo nước thuỷ triều lên xuống mà làm, dân khẩn ruộng ấy mà ăn, nên gọi là dân lạc"
Bánh chưng, bánh giầy là hình ảnh của quê hương với mầu xanh ruộng đồng, sông núi, được làm ra từ những hạt "ngọc thực" quý nhất của thiên nhiên, sinh sôi nảy nở trên những triền đất phù sa đồng bằng dưới sức lao động của con người. Những sản vật giản dị, đậm đà hương vị không những ẩn chứa các giá trị văn hóa và tâm linh mà còn mang ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc.
Bánh chưng tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có. Đi cùng với bánh chưng bánh giầy, trong ngày tết bày mâm ngũ quả thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc.
Xuân Lại Về

Xuân lại về đây với gió đông
Nắng xuân phơn phơt má em hồng
Ngoài sân hoa cúc hoa mai nở
Tô thắm vườn xuân bướm lượn vòng

Xuân ở nơi nầy nhớ xuân xưa
Đêm 30 tết cúng giao thừa
Trên bàn thờ Tổ mâm ngũ quả
Cành mai vàng rực buổi ban trưa

Xuân lại về đây nơi xứ xa
Bồi hồi thương nhớ bóng mẹ già
Mỗi năm giúp mẹ lau chùi dọn
Bàn thờ năm mới đón ông bà

Xuân ở nơi đây cũng tưng bừng
Cũng phòng bì đỏ cũng bánh chưng
Hoa mai cúc huệ lan tươi thắm
Nhạc khúc xuân vang tiếng chúc mừng

Tuy vậy sao lòng vẫn xót xa
Bao năm chưa nguôi nỗi nhớ nhà
Tôi người viễn xứ mùa xuân ấy
Thầm ước ngày về ôi thiết tha
(Sao Linh)
Về ý nghĩa thì bánh chưng và bánh giầy đã bao gồm được tất cả lòng thành kính hướng về cội nguồn, những chiếc bánh thảo thơm là lễ vật ý nghĩa thờ cúng các Vua Hùng, cũng gia tiên, cũng là lời nguyện cầu và cũng là niềm tin vào quốc thái dân an, mùa màng bội thu, ấm no, hạnh phúc. Vì chứa đựng nét đẹp văn hóa tâm linh cả về triết học lẫn thực tiễn nên bánh chưng, bánh giầy đã tồn tại suốt mấy nghìn năm và sẽ còn mãi mãi sau này.
Biên khảo Nguyễn Thị Hồng, 6.2.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét