Powered By Blogger
MÁU NƯỚC MẮT VÀ NIỀM UẤT HẬN CỦA NGƯỜI LÍNH VNCH TRONG CUỘC CHIẾN TỰ VỆ

Cuộc chiến từ khi bắt đầu chia đội đất nước 1954 cho đến ngày kết thúc là 30.4.1975, CSBV đã có chiến lược nhận từ đệ tam QT rất rõ ràng: chiếm cho được vựa lúa miền nam để làm bàn đạp thâu  tóm các luôn các nước Lào, Cam Bốt...sau đó,  thì trong lúc đó người Mỹ còn loanh quanh trong việc thảo luận về chính sách về VNCH: tham chiến hay rút các cố vấn về nước. Sau khi lên nhậm chức Tổng thống thay Kennedy bị ám sat ngày 22-11-1963, Tổn Thống Johnson vẫn giữ McNamara tại chức vụ Bộ trưởng quốc phòng, ông không tiếp tục chương trình rút các cố vấn về dần như TT đã thông báo từ tháng 10-1963. Không những thế, ông còn tăng thêm số cố vấn từ 16,000 năm 1963 lên 23,000 cuối năm 1964 vì tình hình an ninh tại miền nam không cho phép rút.
Theo McNamara, Johnson tập trung vào cuộc tranh cử Tổng thống cuối năm 1964 nên đã không có quyết định về vấn đề VN để cho mọi người biết ông muốn hòa bình. Johnson chưa hề có ý định leo thang chiến tranh vì thực ra vào thời điểm này các cố vấn, tham mưu trưởng cũng như viên chức cao cấp trong tòa Bạch ốc chưa đồng thuận với nhau, một số ít bi quan không muốn can thiệp, nhiều người nói phải giữ miền nam VN bằng mọi giá.
Theo nhận định của Mac Namra tình hình quân sự tại VNCH không ổn định, CS gia tăng xâm nhập. Miền nam VN cần có sự trợ giúp của Mỹ nguyên, lý do là quân viện của Mỹ cho VNCH luôn thua kém viện trợ của Nga, Trung cộng cho Hà Nội. Mặc dù Hoa Kỳ là một nước giầu nhưng viện trợ quân sự của họ cho đồng minh bao giờ cũng thua sút viện trợ của Nga, Trung Cộng cho các nước CS bạn. Năm 1950 Bắc Hàn mặc dù dân số chỉ bằng một nửa Nam Hàn, nhờ Nga, Trung Cộng cung cấp hỏa lực mạnh đã tiến đánh Nam Hàn thua chạy khiến Mỹ phải  đưa quân vào. Năm 1954 mặc dù viện trợ quân sự của Mỹ cho Pháp chiếm 78% chiến phí nhưng Pháp vẫn phải thất trận tại  Điên Biên Phủ vì hỏa lực Việt Minh quá mạnh, không quân Pháp bị vô hiệu hóa trước màng lưới phòng không dầy đặc của đối phương.


Tri Ơn
- Trần Thiên Lang


Tiếc nhớ một thời đã rất xa
Chí trai vỡ mộng giữ sơn hà
Người đi "cải tạo" hờn vong quốc
Kẻ vượt nghìn trùng hận bại gia
Nộ khí xung thiên mờ Bắc Đẩu
Hùng tâm nhập hải gợn quang ba
Tang điền thương hải dù thay đổi
Vẫn mãi ơn anh, lính Cộng Hòa


NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA TT NGUYỄN VĂN THIỆU

Lật lại từng trang sử VNCH trước năm 1975, sau khi Tổng thống Nguyễn văn Thiệu trước bị áp lực từ phía Nixon, Kissinger và Quốc Hội của phe Dân Chủ nên đã phải đặt bút ký vào Hiệp Định Paris 1973, một Hiệp Định hoàn toàn bất lợi cho phía VNCH. Đây là một văn bản đưa đến việc  xóa tên VNCH trên bản đồ thế giới. Cũng từ sau bản HĐ Paris được ký kết,  QL.VNCH trong trận chiến cứu nước và giử nước đã phải chiến đấu trong cô đơn trên 4 mặt trận:

1. Đám VGCS ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, đâm sau lưng chiến sĩ.
2. Cộng sản xâm lược Bắc Việt.
3. Bọn bành trướng Bắc Kinh.
4. Mặt trận Truyền thông phản chiến dưới sự giựt dây của phe Dân Chủ "chủ hòa" trong chính giới Hoa Kỳ
Mặc dù đứng trước nhiều áp lực,  những người chiến sĩ trong một chế độ nhân bản đã không nuốt lời thề với quốc dân đồng bào trong trận chiến bảo vệ miền nam được sống yên bình với sự tự do dân chủ. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được hình thành trong giai đoạn đất nước tạm chia (1955-1975), chống lại cuộc xâm lăng bằng quân sự, của khối cộng sản đệ tam quốc tế, do cs Bắc Việt đảm nhận. ÐÂY LÀ MỘT CUỘC CHIẾN SINH-TỬ, của quân đội miền nam VN , chống lại cuộc xâm lăng của Quân Đội Bắc Việt, để giữ lại phân nửa giang sơn gấm vóc của Tiền-Nhân, không lọt vào gông cùm nô lệ của giặc đỏ.
Đây không thể gọi là một cuộc chiến giữa CỘNG SẢN BẮC VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ, như giới truyền thông phương Tây, thời đó và ngay cả bây giờ, đã bóp méo sự thật, mục đích đầu độc dư luận thế giới, làm giảm uy tín của QLVNCH. 

Việt Nam Cộng Hòa, đã vì dân nên quyết tâm gìn giữ
Lính cộng hòa đã vì chữ trung kiên
Tổ Quốc ngàn sau, hơn cả bạc tiền
Nay cộng đảng lấy làm của riêng đổi chác!.
( thơ Nguyên Thạch)

Hiếm có dân tộc nào trên thế giới trải qua chiến tranh nhiều như dân tộc ta. Kể từ những cuộc kháng chiến chống giặc Bắc Phương  cho đến kháng chiến chống Pháp, tính ra thời gian chống giặc giữ nước và đấu tranh vì độc lập và vẹn toàn chủ quyền đất nước của Việt tộc đã lên đến trên 12 thế kỷ. QL.VNCH là một quân đội kế thừa truyền thống yêu nước của tổ tiên trong việc chống giặc xâm lược bắc phương. Tuy thời gian tồn tại không quá 20 năm, nhưng luôn thể hiện được bản lĩnh giử nước rất kiên cường bất khuất trong một hoàn cảnh quá khắt khe cho một người được giao phó trách nhiệm đi giử nước, trường họp VNCH sau hiệp định Paris 1973. Quân viện bị cắt xén đến mức thấp nhất, không còn đũ đạn dược và những nhu cầu cần thiết cho một cuộc hành quân diệt địch hay phòng thủ. QL.VNCH hoàn toàn nằm vào thế bị động, các cấp chỉ huy rất vất vả khi điều quân, họ phải đối diện với tình hình liệu cơm gắp mắm, có bao nhiêu xài bấy nhiêu vì người đồng minh đã quảy gánh sang sông nửa chừng, một người bạn đã vuốt mặt phản bội lại QL.VNCH, họ bước sang sông rồi còn giựt sập cầu để người đi sau không thể vượt sông.

TÌNH HÌNH QUÂN VIỆN CỦA VNCH
Chi phí quân viện của Hoa Kỳ tại Việt Nam hồi 1965, 1966, 1967, 1968, 1969 khi quân đội đồng minh còn tham chiến như sau
Năm 1965 : 646,1 triệu MK
Năm 1966 : 5,8 tỷ MK
Năm 1967 : 20,1 tỷ MK
Năm 1968 : 26,5 tỷ MK.
Năm 1969 : 28,8 tỷ MK”
Sau khi ký Hiệp định xong ngày 27-1-1973, CSBV liền vi phạm ngay sau đó, TT Nixon nói Hà Nội định nghĩa ngừng bắn là QL.VNCH ngừng để cho quân Bắc Việt bắn. BV tiếp tục leo thang xâm nhập, chở người vũ khí vào Nam tháng 4-1973 bằng 18,000 xe vận tải, thế nhưng Nixon không dám oanh tạc tháng 2, tháng 3 vì còn chờ cho tù binh được trao trả ngày 27-3-1973, đầu tháng 4-1973 ông bị Quốc hội chống đối nên không thực hiện được.
Sau đó Quốc hội HK của phe Dân chủ cắt giảm viện trợ quân sự cho VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975. Quyết định này khiến cho miền Nam suy yếu rõ rệt, 35% xe tăng, 50% thiết giáp, máy bay thiếu cơ phận thay thế phải nằm ụ. Vì bị cúp nhiên liệu, khả năng lưu động vận chuyển của quân đội không còn. Hỏa lực giảm từ 60 tới 70% , tháng 3 -1975 đạn chỉ còn đủ xử dụng trong một tháng, tháng 4 chỉ còn đủ cho xài khoảng hai tuần.
Trong khi QL.VNCH bị cắt giảm quân viện thì quân viện của CSBV vẩn nhận được sự tiếp liệu đều đặn của Nga, Trung Cộng như sau:

Giai đoạn 1969-1972: Tổng số 1,000,796 tấn gồm 316,130 tấn hàng hậu cần, 684,666 tấn hàng vũ khí, trang bị kỹ thuật.
Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724,512 tấn gồm 75,267 tấn hàng hậu cần , 649,246 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật.

Hai giai đoạn trên cho thấy viện trợ vũ khí cho cs Bắc Việt đều tương đương nhau không như VNCH.
Sau khi Quốc hội phe Dân chủ ra luật cắt mọi ngân khoản quân sự của Hành pháp tại Đông Dương tháng 8-1973 coi như họ đã bỏ Đông Dương vì VNCH không còn được B-52 yểm trợ. Không những thế họ tiếp tục cắt viện trợ mỗi năm 50% khiến cho Quân đội VNCH lâm vào tình trạng kiệt quệ khi CSBV mở cuộc tấn công đại qui mô vào tháng 3-1975 với hỏa lực và quân số áp đảo.
Miền nam hấp hối đến giữa tháng 4-1975, quân đội VNCH đã mất một nửa lực lượng gồm 5 sư đoàn cơ hữu của Quân đoàn I và II (SĐ 1,2,3, 22, 23 BB), hai sư đoàn Tổng trừ bị và hơn 10 liên đoàn Biệt động quân đã bị thiệt hại nặng. Tầu bay, quân xa, xe tăng thiết giáp thiếu cơ phận thay thế nằm ụ hơn phân nửa, máy bay hết săng, pháo binh hết đạn …

Năm 1974, biết được sự bất lợi của QL.VNCH về nguồn quân viện bị cắt giãm tối đa, nên trong tình trạng thiếu thốn các phương tiện về phòng thủ, nên giặc Bắc Phương đã đưa một lực lượng Hải Quân hùng hậu vào vùng quần đảo Hoàng Sa của VNCH. Mặc dù với một lực lượng HQ yếu lém hơn HQ của Tàu xâm lược, nhưng họ vẩn hiên ngang chống cự không hề co đầu rút cổ như Hải Quân Nhân Dân của CHXHCNVN và đã làm cho hải quân Tàu Cộng bị thiệt hại nặng nề. Nêu cao được truyền thống yêu nước và tinh thần bất khuất của quân lực VNCH. Mặc dù lúc đó QL.VNCH gặp nhiều khó khăn trong việc cắt xén quân viện Mỹ .
Khả năng và tinh thần chiến đấu của QLVNCH
Trong cuộc hội thảo ở Lubbock vào thấng 3/2006, một nhà nghiên cứu về Việt Nam, ông Bill Laurie, từng là chuyên viên tình báo chiến lược của Hoa Kỳ, phụ trách 18 tỉnh miền tây và Kampuchea, lên tiếng trình bày nhận xét về sức chiến đấu của QLVNCH kể từ năm 1968. Ông cho biết đã phải ngạc nhiên trước khả năng và tinh thần chiến đấu của Sư đoàn 7 bộ binh VNCH.
Ông nói các sĩ quan cố vấn Mỹ đều nói là Sư đoàn 7 rất tốt. Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam là người chỉ huy xuất sắc, thực tâm yêu nước, một nhà lãnh đạo, một chiến sĩ tận tâm tận lực đem lại tự do no ấm cho người dân Việt. Nhưng công luận Mỹ không hề biết đến.
Ngay cả lực lượng địa phương quân Hậu Nghĩa cũng từng giữ vững tình nhà trước 3 trung đoàn quân Bắc Việt trong chiến dịch 1972, tuy họ không được không quân và pháo binh yểm trợ như các đơn vị chính quy, chỉ trông nhờ vào tài chiến đấu của người lính bộ binh. Những điều ông chứng kiến không hề được truyền thông Mỹ nói tới, ngay cả sau cuộc chiến, khi người ta làm công việc tự gọi là nghiên cứu lịch sử.


Sử gia tiến sĩ James Willbank, nguyên là một sĩ quan cố vấn Mỹ ở mặt trận An Lộc, nói về các đơn vị Việt Nam Cộng hoà chiến đấu ở nơi này.

Ông nói rằng giữa những đổ nát hoang tàn ở chiến trường An Lộc, người chiến sĩ VNCH giữ vững tinh thần chiến đấu cao, thấy được rằng họ giữ một vai trò quan trọng trong công cụôc phòng thủ đất nước của họ. Trận An Lộc là dịp tốt nhất để nhận định về sức chiến đấu của một binh đội trong những tình huống ác liệt nhất của chiến tranh.
SỰ PHẢN BỘI CỦA ĐỒNG MINH HOA KỲ
Dưới áp lực của phe Dân Chủ chủ hòa từ trong Quốc Hội HK, giới truyền thông và trí thức phản chiến ngày càng gia tăng. Nên Nixon đã thay đổi chính sách đối ngoại với VNCH, Nixon đã giao nhiệm vụ chấm dứt chiến tranh tại VN cho Ngoại trưởng Kissinger, một người Mỹ gốc Do Thái, bằng mọi giá để rút toàn bộ quân Mỹ đang tham chiến ở VN về nước. Kisinger nhận nhiệm vụ liền tìm cách đi đêm để đàm phán với đám chủ chiến cs tức là những "kẻ buộc giây" là Trung Cộng và cs Bắc Việt. Người đồng minh này sau khi đi đêm đã thỏa thuận ngầm với phe cs chủ chiến Tàu-Việt, lập tức cắt quân viện cho VNCH.

Bắt đầu từ ngày 13-5-1968 , Mỹ và Bắc Việt đã lén lút đi đêm với nhau tại Paris , để tìm cách đổi chác trên thân xác của VNCH. Nhưng kẻ cắp gặp bà già, nên dù hằng tuần có gặp nhau, Kissinger và Lê Ðức Thọ vẫn không đạt được một thỏa thuận nào. Theo tiết lộ mới đây của Kissinger, trong hồi ký ‘ The Kissinger Transcripts ‘, trong đó đã ghi chép đầy đủ về mọi mánh lới, thủ thuật của Mỹ để ve vãn Trung Cộng, chống lại Liên Xô vào tháng 1-1972. Cũng theo sách dẫn chứng trên, thì Kissinger đã làm đủ mọi thủ đoạn, để đạt cho được mục đích. Trong cuộc, VNCH là con vật tế thần, mà cặp Nixon và Kissinger đã xử dụng, nên cuối cùng dẫn tới sự chấp nhận những điều kiện phi lý, mà Hoa Kỳ dùng bùa viện trợ, ép buộc VNCH phải ký kết trong bản hiệp định ngưng bắn năm 1973. Riêng đối với Bắc Việt, mặt thật cũng đâu có hãnh diện gì hơn VNCH, trong cuơng vị làm đầy tớ Nga-Tàu. Bởi vậy, khi Liên Xô thấy Mỹ và Trung Cộng đã liên kết với nhau, chắc chắn Tàu Cộng sẽ theo Mỹ, bắt VC ngưng bắn có điều kiện. Trong khi VNCH bị đồng minh cắt viện trợ quân một cách tàn nhẩn thì LX viện trợ tối đa cho Hà Nội, đồng thời ra lệnh cho VC mở hết mặt trận này tới chiến dịch khác, mà lần cuối cùng là ngày 30-4-1975, đưa cả nước VN trong bốn mươi ba năm đắm chìm trong cảnh nghèo đói, lầm than, hận thù vì vũng bùn ô uế của cái gọi là thiên đàng xã hội chủ nghĩa.
Sự thật đã xác minh là Quân lực VNCH không thua trận trên chiến trường  Việt Nam mà tan hàng do chính Đồng Minh phản bội tại chính trường phản chiến Hoa Kỳ , như lời tuyên bố bất hủ của Thống Tướng Westmoreland trước ba quân thiên hạ. 

Tướng Westmoreland xin lỗi cựu quân nhân Quân Lực VNCH
Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại New Orleans, Louisiana vào năm 1987; đứng trước một cử tọa gồm hàng ngàn cựu quân nhân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Westmoreland đã tuyên bố nguyên văn,

“Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.” - “Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.”(On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.)


Cả hội trường New Orleans Convention Center gồm hàng ngàn cựu quân nhân Việt-Mỹ và gia đình đã ôm choàng lấy nhau mắt lệ nghẹn ngào vì lời xin lỗi đầy tình huynh đệ chi binh của Đại Tướng Westmoreland.  Ngay lúc đó từ hàng ghế danh dự, chúng tôi đã bước ngay đến vị trí của diễn đàn, đứng trong thế nghiêm, chào tay để cám ơn Đại Tướng Westmoreland, một vị tướng lãnh đạo đức và là một người bạn đồng minh khả kính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến giờ lâm chung. Xem: https://bienxua.wordpress.com/2017/03/18/loi-ta-loi-cua-dai-tuong-westmoreland/

Giờ đây, 43 năm chiến tranh chấm dứt trong niềm uất hận của hầu hết các chiến sĩ VNCH vì cuộc cờ còn đang dang dở vì đã bị người bạn đồng minh đâm những nhát dao chí tử lên lưng các chàng trai yêu nước của miền nam VN. Cả miền nam bàng hoàng trước sự nghiệt ngã của thế cờ do bạn và thù quyết định. 

Nhớ Người Biệt Kích Dù
- Trần Thiên Lang 


Vọng nỗi tang thương nhớ một người
Xông pha trận mạc tựa đi chơi
Nghĩa trang An Lộc bia muôn thuở
Hiểm địa Phước Long trận nửa vời
Chiến cuộc chưa tàn, đau gãy súng
Tháng Tư lại đến, hận nào vơi
"Sá gì một cõi đi về đất
Biệt Cách lưu danh, biệt cách đời."

Tháng tư đen lại sắp về trong các cộng đồng người Việt Tị Nạn cs trên khắp thế giới, người trẻ hậu duệ VNCH hải ngoại xin ghi lại những trang sử đau buồn của tập thể cựu chiến sĩ VNCH để tri ân công đức Bảo Quốc An Dân của những bậc cha anh đã từng đóng góp xương máu trong việc bảo vệ tự do hạnh phúc cho nhân dân miền nam trong suốt cuộc chiến chống lại sự xâm lược do cs Bắc Việt- theo lệnh quan thầy Nga Tàu gây nhiều đau thương cho người dân miền nam VN trong suốt thời gian từ khởi đầu của nền đê nhất cộng hòa kéo dài cho đến ngày 30.4.1975. Không quên thắp nén tâm hương để tưởng nhớ đến những bậc cha anh đã nằm xuống trên đất mẹ, cho tuổi trẻ của miền nam được vươn lên và tiếp nối đoạn đường còn dang dở vào ngày 30/4/1975.

Biên Khảo Nguyễn Thị Hồng, 9.3.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét