Powered By Blogger
KHI CÀ PHÊ PHIN BỊ GIẢI PHÓNG THÀNH
 "CÁI NỒI NGỒI TRÊN CÁI CỐC" 

Lời người viết: Đây là câu chuyện kể về sự lạc hậu của đoàn quân vào cướp miền nam, có cái tên là "giải phóng miền nam" khi đối diện trước một thế giới văn minh như thành phố Sài Gòn vào những ngày sau 30.4.1975, câu chuyện thường được nhắc đi nhắc lại trong dân gian, là một câu chuyện kể về những chàng hai lúa "giải phóng quân" đi uống cà phê  ở Sài Gòn.

Cà phê (được phiên âm từ tiếng Pháp café) là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê. Cây cà phê có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Phi và các vùng Madagascar, Comoros, Mauritius và Réunion trên Ấn Độ Dương. Giống cây này được xuất khẩu từ châu Phi tới các nước trên thế giới và hiện nay đã được trồng tại tổng cộng hơn 70 quốc gia, chủ yếu là các khu vực nằm gần đường xích đạo thuộc châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ và châu Phi. Cà phê có hai giống chính khác nhau là cà phê Arabica và cà phê Robusta. Như cái tên Robusta mà nó thể hiện là robust, tức là mạnh, chứa nhiều cafeine, làm mất ngủ. Arabica thì trái lại, ít độc hại hơn, nhưng chứa nhiều hương thơm (aroma). Hạt cà phê sau khi rang sẽ được đem đi xay và ủ với nước sôi để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống. 

Nước sản xuất đứng nhất thế giới về Cà phê là Ba Tây (2.249.010 tấn/năm) và VN đứng thứ nhì với lượng xuất khẩu là 961.200 tấn. Những nước tiêu thụ cà phê lớn nhất là Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Nhật Bản và Ý. Nước có nhiều Cà phê đặc chế đó là nươc Áo với trên 41 cách pha chế khác nhau. Trong khi  đó: Ý là một nước khá nổi tiếng về sản xuất máy cá phê, nhưng chỉ có 11 kiểu pha đặc chế như sau:

1.Caffè latte – kiểu cà phê sữa của Ý, một phần sữa nóng, một phần espresso (xem cà phê latte)
2.Cappuccino – một phần ba là espresso, một phần ba là sữa nóng và một phần ba sữa đánh bông, thêm bột cacao hoặc bột quế (xem cà phê cappuccino)
3.Espresso con panna – espresso dùng kem sữa đánh đặc thay vì sữa sủi bọt
4.Chocolaccino – cappuccino thêm sô-cô-la nghiền
5.Coretto – cà phê espresso với rượu mạnh, ví dụ như Coretto con Grappa, Coretto con Fernet...
6Doppio – hai phần espresso
7.Espresso – cà phê cực đặc không có sữa hay đường, pha bằng cách cho nước dưới áp suất cao (9 đến 15 bar) đi qua bột cà phê xay cực mịn. Một tách (một phần) espresso khoảng 25 ml (xem cà phê espresso)
8.Lungo – espresso với lượng nước nhiều gấp đôi (xem espresso lungo)
9.Latte Macchiato – sữa ấm sủi bọt và rót cẩn thận espesso lungo vào (xem: latte macchiato)
10.Mischio – cà phê pha với cacao và kem sữa đánh đặc
11.Ristretto – espresso với lượng nước rất ít (15-20 ml thay vì 25 ml) (xem espresso ristretto)

Khoảng đầu thế kỷ 20, cà phê theo dấu chân người Pháp du nhập vào Việt Nam và cũng chính họ truyền đạt cho người Việt cách pha chế cà phê bằng phin "Filtre à Café". Phin tức là phiên âm từ cái lọc cà phê "Filtre" của người Pháp. 

Trải qua bao thăng trầm cùng nhịp sống đi lên của đất nước, ly cà phê phin đã dần ăn sâu vào văn hóa ẩm thực lẫn đời sống của người dân Việt Nam một cách bất thành văn. Nhưng cà phê phin sau khi đàn khỉ Pắc Pó tràn vào miền nam sau ngày 30.4.1975, bổng chốc vang danh ở Sài Gòn, Cà phê phin bổng chốc thay tên đổi họ như cái tên Sài Gòn thành tên của hồ tặc. Cái tên cúng cơm mà dân Sài Gòn đã đặt cho thú uống cà phê quen thuộc của người miền nam là cà phê phin được đoàn quân của rợ Hồ (chí minh) thay bằng cái tên là:  “ cái nồi ngồi trên cái cốc”, một thứ văn hoá của bọn cướp miền nam đem vào khi đặt chân vào thành phố văn minh của người miền nam vào thời đó. Một loại văn hoá lạc hậu nhất của đám bần cố nông, đại diện cho giai cấp đi đầu của đảng csVN, tưc giai cấp lãnh đạo VN ngày hôm nay. Đây là loại văn hóa của giống nửa người nửa ngợm nửa đười ươi của thằng PGS. Tiến Sĩ Bùi Hiền, từng là phó Hiệu trưởng của Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ (nay là Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Chuyện Năm Xưa, Nay Vẫn Còn Y Nguyên "Cái Nồi ngồi trên cái Cốc". Ngày nay nếu 
quý bạn thử hỏi một người Việt nào đó về cái nhóm chữ kể trên thì có thể người ấy sẽ lắc đầu, trả lời là không biết ý nghĩa nó chỉ cái gì ? Ngoại trừ những người đã từng sống trong khung cảnh của thời điểm: "Cái Nồi Ngồi Trên Cái Cốc". Những ngày sau 30.4.1975 tại miền Nam VN. Ngay khi CS vừa chiếm được thủ đô Saigon, người dân miền Nam đã thấy bộ đội CS kéo nhau (từ nơi đóng quân) đi rảo thành từng nhóm trên các dãy phố để xem phố xá miền Nam và đây cũng là dịp để người dân Saigon tiếp xúc với họ, người miền Bắc XHCN...tiếp xúc với cái văn minh cao độ của loài vượn Pắc Pó. 

Những cuộc tiếp xúc ấy, dù chớp nhoáng, ngắn ngủi nhưng đủ để cho người dân Saigon có những nhận xét về tình hình miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) là:
- Người dân miền Bắc sống trong một xã hội lạc hậu vì có rất nhiều bộ đội hoàn toàn ngạc nhiên khi trông thấy các tiện nghi rất bình thường tại miền Nam như quẹt gaz, máy casesstte , máy hát dĩa , đồ chơi điện tử… Có bộ đội không hề biết Hoa Kỳ đã đưa được người (Neil Amstrong ngày 20.7.1969) lên được mặt Trăng. Kiến thức về thế giới sử, về lịch sử VN và nhất là về miền Nam VNCH của những bộ đội khác biệt hẳn với trình độ hiểu biết của người dân Saigon.

CÁI NỒI NGỒI TRÊN CÁI CỐC

Ngày nay, tuy thời gian đã  trôi qua 43 năm, nhưng những người miền nam từng sống ở Sài Gòn trong những ngày đầu khi đoàn quân " giải phóng " tiếp cận với nền văn minh của người Sài Gòn. và cho tới nay trong mùa quốc nạn, nhiều người vẫn kể về câu chuyện tiêu biểu cho hình ảnh lạc hậu của bộ đội là chuyện về "cái Nồi ngồi trên cái Cốc"

Chúng ta hãy tưỡng tượng lại một hình ảnh - một chàng bộ đội (bên vai đeo lủng lẳng một máy radio) làm ra vẻ bình thản bước vào một tiệm cà phê đông người. Tay nầy kéo ghế ngồi tại bàn, mở radio ra nghe nhưng kín đáo quan sát các thức uống khách đang dùng trong tiệm mà (với chàng ta) có một món là lạ ở trên bàn của những người khách ngồi gần. Chủ tiệm thấy khách là bộ đội, vội bước đến hỏi:
- Anh bộ đội dùng thứ gì đây? (có nghĩa là ông quyền muốn uống thứ gì chủ bán trong tiệm).
Tay bộ đội nầy rụt rè chỉ ngón trỏ vào món (mà y không biết tên gọi ) đó, nói:
- Cho tớ (bộ đội thường xưng hô cậu tớ trong giao tiếp) uống cái món đấy đấy. .
- Món gì? Chủ tiệm ngạc nhiên, hỏi lại ỵ .
- Cái món… như là cái Nồi ngồi trên cái Cốc đó. Tay bộ đội trả lời.
Nhìn theo ngón tay của chàng bộ đội chỉ, chủ tiệm và những người khách ngồi gần bên nghe được phải nín cười (cười công khai lúc đó thì coi chừng mắc vạ chẳng chơi).


Thì ra cái Nồi ngồi trên cái Cốc trong lời nói của bộ đội là ly cà phê Phin. Cái nồi là cái lọc cà phê bằng Nhôm đặt nằm trên trên một cái ly thủy tinh. Món cà phê Phin nầy du nhập vào nước Việt (cả ba miền Nam.Trung.Bắc) từ thời Tây thực dân chứ đâu có phải là thức nước uống mới lạ gì. Vậy mà các chàng bộ đội miền Bắc khi đó lại không biết đến nó. Quá sức lạc hậu! Có người bào chữa cho là món cà phê Phin có thể là một thức uống xa xỉ trong một xã hội nghèo đói như xã hội CS miền Bắc khi đó. Có thể trong các hàng quán thông thường (cửa hàng giải khát quốc doanh) không có nên bộ đội mới không biết đến hình thù nó ra sao. Giờ bắt gặp, thấy lạ nên mới hỏi.

Trong thực tế, hầu như ở bất cứ quốc gia nào cũng đều có những thứ hàng thuộc loại xa xỉ, mắc tiền mà người dân nghèo nơi đó không dám dùng (vì không dư giả tiền bạc) nhưng họ vẫn biết có sự hiện hữu của chúng trên đời nầy. Còn như không biết đến chúng (như món cà phê Phin nhan nhản ở các nước) thì chỉ do người dân bị chính quyền nơi đó bịt mắt không muốn cho biết mà thôi. Chuyện "cái Nồi ngồi trên cái Cốc" tưởng như là một chuyện đùa (kiểu chuyện khó tin nhưng có thật) đã được truyền miệng như một câu chuyện cười dân gian và kể từ  dạo đó trong văn hóa ẩm thực của miền nam được phong phú hóa với cụm từ khá lạc hậu lẩn khôi hài " Cai Nồi ngồi trên cái Cốc).


Dân miền nam VN từ 43 năm qua, không ngừng thay da đổi thịt cho phù hợp với cái văn hóa lạc hậu đó của người cộng sản. Xã hội và nếp sống văn minh của người Sài Gòn nói riêng và miền nam nói chung đều bất hnh và khốn cùng trong suốt thời gian từ 30.41975 cho đến ngày hôm nay.  
 Ông Phan Huy, một nhà văn miền bắc đã làm một bài thơ để cảm tạ miền nam vì ông đã thấy được sự tuyền truyền dối trá của bác và đảng về sự sung túc, nếp sống văn minh của miền nam.
Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với Miền Nam, miền đất nước điêu linh
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của Miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.
Tôi còn nhớ sau cái ngày “thống nhất”
Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
Trước mắt tôi, một Miền Nam sinh động
Đất nước, con người, dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng, đứng giữa thủ đô
Giận đảng, giận đoàn, bao năm phỉnh gạt.
Sinh ra, lớn lên, sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng “kính yêu”
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.
Mở miệng ra là: “Nhờ ơn bác đảng
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mác Lê nin
Tiến nhanh, tiến mạnh lên thiên đường vô sản.”
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi, người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang, tính bằng tem phiếu
Thân phận con người chẳng khác bèo dâu.
Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do, dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.
Cảm tạ Miền Nam soi đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không phải Các Mác và Lê Nin ngoại tộc.
Cảm tạ Miền nam mở lòng khai phóng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ

Cảm tạ Miền Nam một thời làm chiến sĩ
Chống lại Cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỉ
Dù không thành công cũng đã thành nhân.
( Phan Huy)
Có thể xem thêm bài viết chi tiết hơn, cùng tác giả tại: http://kimanhl.blogspot.de/2015/04/cai-noi-ngoi-tren-cai-coc-v-hoa-ca-phe.html#gpluscomments

Nguyễn Thị Hồng 18.4.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét